17 November 2020

Người Tình Quy Nhơn

Trường mình học đối diện bãi biển. Nhiều buổi chiều anh cùng bạn học ra ngồi ngắm những hạt nắng vỡ trên sóng cho tới khi đêm xuống. Dãy núi nhỏ phía bên phải có một ngọn hải đăng, phía dưới là Ghềnh Ráng với những hòn đá tròn phủ rong rêu. Phía bên trái là đảo Hải Minh nơi đặt một bức tượng của Trần Hưng Đạo. Hai bên với núi đảo ghềnh và bãi cát trắng vàng làm cho biển Quy Nhơn trở nên “nhỏ” và “ấm” lại. Đêm xuống những thuyền đánh cá giăng đèn tạo nên một chuổi “ngọc”, như những viên kim cương trong cổ tích.

Ngày mai rời trường, về quê thăm nhà…Em đi, không còn ai cùng lang thang trên bãi cát. Vắng em… Biển nhớ. Anh cũng vậy, cảm giác đơn độc và buồn lê thê…
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya


Em đi, anh sẽ ở lại phòng trọ, không muốn đi dạo trên bãi cát nữa. Anh muốn đợi em về…Đồi núi xanh nghiêng cũng vậy, sỏi đá trên con đường mình đi mong bước chân em…
Ngày mai em đi đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
Sỏi đá mong em từng giờ nghe buồn nhịp chân bơ vơ


Anh đứng trên bờ cát một mình, nghe sóng gió thổi tung, chợt nhớ bàn tay em cuốn vào những lọn tóc mây. Bàn tay sao ngăn trùng dương…
Ngày mai em đi biển nhớ em quay về nguồn
Gọi trùng dương gió ngập hồn bàn tay chắn gió mưa sang


Đèn thành phố như mờ đi, soi dấu chân của một gã si tình, chiếc bóng đơn độc lãng vãng khói thuốc đổ xuống đường, nghe tiếng sóng biển động…buồn hơn.
Ngày mai em đi thành phố mắt đêm đèn mờ
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn


Ngày mai em đi, anh nhớ…muốn gọi em về. Thành phố đã dày dần tiếng đạn pháo xa. Chiến tranh là sự thật. Súng đạn không hát tình ca, không nhớ thương nhau. Trong cơn mơ, anh chợt giật mình! Con người, anh và em đều bé nhỏ trong chiến tranh, như núi đồi sông suối so với đất trời. Xin trời cao giữ cho ngọn núi còn đứng đó và dòng suối miên mãi xoa dịu những ly tan…
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về
Triều sương ướt đẫm cơn mê, trời cao níu bước sơn khê


Những chiều nắng tắt, mình thường đi trên những bãi đá của Ghềnh Ráng, nơi sóng vỗ triền miên ghi dấu những mưa gió rêu phong. Em đi rồi, rêu phong thiếu bước chân em… Những chiếc đèn phố như gục đầu buồn bã trong màn mưa nhẹ cuối đông. Không vui nên trời mây giăng kín…
Ngày mai em đi cồn đá rêu phong rũ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hờn nghe ngoài trời giăng mây tuôn


Bâng khuâng nhớ, anh gọi thầm tên em. Năm tháng nắng mưa còn dài, khóa học cũng mới bắt đầu được một năm. Anh sẽ ôm đàn đi hát với bạn và ngóng tin em.
Ngày mai em đi biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn bàn tay nghe ngóng tin sang


Đèn đêm của thành phố như vàng hơn, buồn hơn vì nhớ nhung. Trời cũng vừa chớm xuân, mùa đông ngập ngừng đi qua. Em đi, trời gió lộng…thương.
Ngày mai em đi thành phố mắc thêm đèn vàng
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng, nghe trời gió lộng mà thương

Anh mong em về, như hôm nào để cùng ngồi hát cho nhau nghe. Đàn lên cung phím buồn vui, và nỗi sầu muộn hoang vu đi mất.
Hôm nao em về bàn tay buông lối ngỏ
Đàn lên cũng phím chờ sầu lên đây hoang vu


“Anh” là Trịnh Công Sơn, 23 tuổi, của năm 1962, viết ca khúc Biển Nhớ, khi đang học năm thứ hai Cao Đẳng Sư Phạm ở Quy Nhơn (bây giờ là Đại Học Quy Nhơn). “Em” là Tôn Nữ Bích-Khê học cùng trường, cùng hát với “anh”, cùng đi với “anh” trên bãi cát buổi chiều, nghe tiếng sóng liên lỉ vỗ trên những cồn đá rêu phong, dưới ánh nắng thủy tinh vỡ lấp lánh trong nước. (Tiếng Hán-Việt: "Sơn: có nghĩa là Núi, và Khê: là Suối).

“Em” đã không còn. “Anh” đã qua đời gần hai mươi năm trước. Người sẽ không còn, một ngày; nhưng tình yêu và tình ca thì còn mãi như anh, như em… như quê, như một thời xuân trẻ, như những người yêu nhau. Anh nhớ em. Biển Nhớ em…

(Quan điểm chính trị của Trịnh Công Sơn như thế nào; ông đứng về phía nào trong cuộc chiến đã qua, xin tạm gác lại. Ở đây, xin hãy để tình ca…Xin chỉ có tình yêu).

Nguyên Đại
17 Tháng Mười-Một 2020

Tham khảo:
Trịnh Công Sơn - Wikipedia
Biển Nhớ - Wikipedia


Trịnh Công Sơn & Tôn-Nữ Bích-Khê
















16 November 2020

Tháng Mười Một - 2020

Tiễn Mẹ

Con quỳ tiễn mẹ ra đi
Sinh nuôi thương dạy ơn ghi kiếp này
Tặng Tuấn Phạm (fb 4/11/20)




Quá Khứ

Có những con đường tên là quá khứ
Xuôi ngược về đâu mà nhớ nao lòng
Có những hàng cây khắc màu kỷ niệm
Lá vẫn xanh ngày sỏi đá ta qua...
Tặng Hoài Hưng Nguyễn (fb 15/11/20)

Melbourne Fitzroy Gardens








 


 


 

Dạy Lý

Người dạy Lý gọi là Giáo-Lý
Giáo lý nhiều khi không có lý
Không có lý gọi là vô lý
Cô giáo dạy Lý thường vô lý
:-)
16/11/20
Tặng bạn cũ CĐSP là giáo viên dạy Vật Lý




27 October 2020

Tháng Mười - 2020


Kiếp sau xin chẳng làm con gái
Lỗi phận tôi buồn một bến sông...
Nguyễn Bá Tùng
6/10/20

Ai cõng cuộc đời vai tóe máu
Biết thương kiều lúc đoạn trường đau
Nguyên Đại
7/10/20





****

Sông Hương 10/10/20 - Ảnh: Wikimedia
















Lũ ở Quảng Trị 10/2020 - Ảnh Ho Cau/VNA via Reuter photo
















Lũ Miền Trung VN tháng 10/ 2020















''Con! Cha lớn lên từ vùng bão lũ
Lênh đênh cơn sóng níu lời nội ru...

Nguyên Đại
26/10/20
Tặng anh Lê Đình Lâu, 
Điền Hải, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế