...Đọc thư mày, buồn vui lẫn lộn, nhớ về mày, tao nhớ về Tai A Chau, và mỗi lần như vậy, tao có cái cảm giác như một người vừa bước lên một mảnh đất liền gọi là bờ, sau một hải trình dài, thật dài, để lại sau lưng mình những ngọn sóng bạc đầu và con thuyền rách nát tang thương của mình, nhưng chở đầy quá khứ tỵ nạn, chở đầy những kỷ niệm về tình bạn, tình yêu, và tình người.
Tao nhớ nhiều lắm. Tao ước gì tao có thể ôm lấy quá khứ đó để nói, bằng tiếng nói tận sâu trong trái tim tao, rằng tao yêu nó. Mỗi người bạn đi qua đời tao đều để lại hình bóng họ trong suy nghĩ của tao, cho dù có những bực bội, thương yêu, suy tư, mặc cảm...Tất cả đều là kỷ niệm không phải tất cả là những điều đẹp đẽ, có cả những điều tồi tệ, đôi khi mình không muốn nhớ vẫn cứ nhớ hoài.
Giờ đây, ngồi nhìn qua cửa sổ, buổi chiều nước Úc xuống dần trên nền trời xám, nhớ lại những ngày qua, như một diễn viên xem lại những thước phim mình đã đóng trên màn ảnh, tao chợt thấy và chiêm nghiệm một điều rằng, khi giữa mình và bạn bè, tất cả bạn bè, có một khoảng cách không gian và thời gian đủ lớn, đủ dài để suy tư về kỷ niệm, mình chợt thất rõ mình hơn, và có lẽ thấy họ cũng rõ hơn. Họ cũng có những lo âu về cuộc đời, cũng có những hoàn cảnh, những băn khoăn, cũng đúng, cũng sai, cũng lầm lỡ như mình vậy. Ô hay, mình "hòa tan" cùng với họ trên sân khấu cuộc đời, vậy mà mình cho rằng mình hơn họ.... Tao thấy mình sai lầm, một sai lầm lớn nhất từ trước đến nay. Bây giờ tao chú ý nhiều đến sự "hòa tan"...
Chúc mày luôn được vui và bình an
Tao,
Đại
Thư gởi Doãn - 26/2/1994
26 February 1994
19 February 1994
Thư gởi em
Sao Tết này ăn Tết có vui không? Vui thì có, nhưng vui lắm thì không, phải không? Bởi ai cũng vậy, muốn vô tư lắm, nhưng đâu phải lúc nào cũng vô tư được, nhất là đối với một cô gái "vừa mới gây sóng gió ở Bataan này"có phải không? Thôi, dẫu sao cũng đã qua rồi, và trại tỵ nạn, nhất là Bataan thì giống như quán bên đường, buồn phiền về một thái độ và mình cho là thiếu kiểm soát vừa vô lý và vô ích nữa, em ạ.
Anh nói như thế này có vẻ đơn giản hơn. Hồi anh đi học cấp 2, cấp 3 thỉnh thoảng rủ bạn bè đông vào quán chè làm ồn một chút, có vài ông già, người đứng tuổi ở những bàn bên cạnh khó chịu nhưng mình phớt lờ một chút cho cuộc vui trọn vẹn, rồi mình về nhà, chẳng lẽ cứ hối hận hoài về chuyện này.
Những năm 17, 18 anh có đi học võ (học cho vui thôi) và vào quán thì phải kiếm cái ghế gác chân, phì phèo điếu thuốc, nếu có thằng nào "kên" thì thì thử sức (kiểu dế mèn) cho vui, thua thì chạy bán sống bán chết(!) hối hận hoài làm sao mà sống. Ai cũng có lúc thiếu kiểm soát. Ông Phật còn có vợ trước khi xuất gia, thì mình buồn phiền về một vài lỗi nhỏ, có phải vô lý không?
Như vậy, về phần em, em không nên phiền muộn nữa nhé, điều có ý nghĩa là rút kinh nghiệm nên thành thật với chính mình và với bạn bè. Nói thẳng, nói thật để hiên ngang làm người tự do, em ạ. Và, đừng cưỡng bức trái tim của mình, đến khi nó rung thật thì nó bất chấp sự cưỡng bức ngược lại của mình đấy! Suy nghĩ một chút, em sẽ tìm được sự thanh thản thật sự của một nội tâm bình lặng.
Về phần dư luận cũng không đáng ngại em ạ. Chúa Jesus nhân từ như thế còn bị những người có quyền lực đóng đinh trên thập tự giá, vậy thì đến giờ này của cuộc đời, mình làm biết bao nhiêu điều sai, mình vẫn còn ngồi đây trong nắng chiều Bataan rực rỡ với những bông hoa trắng bình yên trước hiên nhà. Có một vài người nào đó nói những điều mà mình không thích sau lưng mình, thì có gì mà mình phải buồn phiền, ngược lại có lẽ mình phải cảm ơn. Xin cảm ơn cuộc đời, xin cảm ơn những người thân, những bạn bè gần gũi thông cảm, những người hàng xóm dễ thương mà gặp nhau đã tươi cười chào hỏi.
Em viết cho anh trong thư trước: "có lẽ mọi người nhìn anh với một khía cạnh nào đó không hay lắm...". Có lẽ người ta đúng, bởi tự xét, anh thấy mình có làm một vài điều đúng, bên cạnh quá nhiều điều sai, có những điều không sao tha thứ được. Vậy thì, theo lẽ thường, con người vui khi được khen, và buồn khi bị chê.
Anh không buồn nữa, bởi vì anh có cơ hội để suy nghĩ về mình nhiều hơn và bất chợt cảm thấy mình hạnh phúc. Hạnh phúc vì cha mẹ đã cho mình ăn học và xã hội chung quanh đã hun đúc đào luyện có một lương tâm để biết, thấy việc đúng sai. Hạnh phúc vì bên cạnh những người nghiêm khắc phê bình còn có nhưng bạn bè, những người thân biết thông cảm, biết "hiểu anh được chút chút". Hạnh phúc vì mình không quá cô đơn trong cuộc đời này. Hạnh phúc vì mình vẫn ngồi đây nghe ngoài kia xôn xao cây lá, mơn mởn đời đi qua đám cỏ xanh trước nhà.
Đọc tới dây, anh hy vọng em đỡ buồn phần nào, nếu như còn có một chút buồn nào đó thì cũng mong cho nó vơi đi...
Anh Đại
(Thư gởi Thúy - 19/2/1994)
Anh nói như thế này có vẻ đơn giản hơn. Hồi anh đi học cấp 2, cấp 3 thỉnh thoảng rủ bạn bè đông vào quán chè làm ồn một chút, có vài ông già, người đứng tuổi ở những bàn bên cạnh khó chịu nhưng mình phớt lờ một chút cho cuộc vui trọn vẹn, rồi mình về nhà, chẳng lẽ cứ hối hận hoài về chuyện này.
Những năm 17, 18 anh có đi học võ (học cho vui thôi) và vào quán thì phải kiếm cái ghế gác chân, phì phèo điếu thuốc, nếu có thằng nào "kên" thì thì thử sức (kiểu dế mèn) cho vui, thua thì chạy bán sống bán chết(!) hối hận hoài làm sao mà sống. Ai cũng có lúc thiếu kiểm soát. Ông Phật còn có vợ trước khi xuất gia, thì mình buồn phiền về một vài lỗi nhỏ, có phải vô lý không?
Như vậy, về phần em, em không nên phiền muộn nữa nhé, điều có ý nghĩa là rút kinh nghiệm nên thành thật với chính mình và với bạn bè. Nói thẳng, nói thật để hiên ngang làm người tự do, em ạ. Và, đừng cưỡng bức trái tim của mình, đến khi nó rung thật thì nó bất chấp sự cưỡng bức ngược lại của mình đấy! Suy nghĩ một chút, em sẽ tìm được sự thanh thản thật sự của một nội tâm bình lặng.
Về phần dư luận cũng không đáng ngại em ạ. Chúa Jesus nhân từ như thế còn bị những người có quyền lực đóng đinh trên thập tự giá, vậy thì đến giờ này của cuộc đời, mình làm biết bao nhiêu điều sai, mình vẫn còn ngồi đây trong nắng chiều Bataan rực rỡ với những bông hoa trắng bình yên trước hiên nhà. Có một vài người nào đó nói những điều mà mình không thích sau lưng mình, thì có gì mà mình phải buồn phiền, ngược lại có lẽ mình phải cảm ơn. Xin cảm ơn cuộc đời, xin cảm ơn những người thân, những bạn bè gần gũi thông cảm, những người hàng xóm dễ thương mà gặp nhau đã tươi cười chào hỏi.
Em viết cho anh trong thư trước: "có lẽ mọi người nhìn anh với một khía cạnh nào đó không hay lắm...". Có lẽ người ta đúng, bởi tự xét, anh thấy mình có làm một vài điều đúng, bên cạnh quá nhiều điều sai, có những điều không sao tha thứ được. Vậy thì, theo lẽ thường, con người vui khi được khen, và buồn khi bị chê.
Anh không buồn nữa, bởi vì anh có cơ hội để suy nghĩ về mình nhiều hơn và bất chợt cảm thấy mình hạnh phúc. Hạnh phúc vì cha mẹ đã cho mình ăn học và xã hội chung quanh đã hun đúc đào luyện có một lương tâm để biết, thấy việc đúng sai. Hạnh phúc vì bên cạnh những người nghiêm khắc phê bình còn có nhưng bạn bè, những người thân biết thông cảm, biết "hiểu anh được chút chút". Hạnh phúc vì mình không quá cô đơn trong cuộc đời này. Hạnh phúc vì mình vẫn ngồi đây nghe ngoài kia xôn xao cây lá, mơn mởn đời đi qua đám cỏ xanh trước nhà.
Đọc tới dây, anh hy vọng em đỡ buồn phần nào, nếu như còn có một chút buồn nào đó thì cũng mong cho nó vơi đi...
Anh Đại
(Thư gởi Thúy - 19/2/1994)
16 September 1993
Manila
Manila- tôi đi, buổi sáng đầy sương
Manila-tôi về, một chiều buồn rười rượi
Có những tiếng thở dài của những kỷ niệm
thoáng qua
Có giọng nói trầm trầm mùi thuốc lá
Manila- buổi tiệc- rượu với những người nghèo
Manila-những chia sẻ với những người cô độc
Manila- những cõi lòng đầy băng giá,
phong tỏa bằng những nụ cười giả tạo
Manila- trăn trở băn khoăn
Manila- dấu ấn đỏ của một...từ giã
Manila- tôi đi và biết bao giờ trở lại
Manila- tiếng gọi chấp chới từ xa...
Nguyên Đại
Manila
Tháng Chín, 1993
Subscribe to:
Posts (Atom)