Có bao giờ em nghe
Tiếng mưa đêm rất khẽ
Trên mái khuya thiết tha
Chợt làm em thức giấc
Chỉ có vậy, thế thôi
Kỷ niệm về se lạnh
Có bao giờ em nhớ
Một giận hờn ngày xưa
Tiếc một lần thơ dại
Lỡ mất một vòng tay
Chỉ có vậy, thế thôi
Ta lưu lạc mây trời...
Có bao giờ em bước
Trên bờ cát biển đêm
Sóng bỗng tràn ray rức
Chợt cần một hơi thở
Chỉ có vậy, thế thôi
Mà đi hoài không tới
Có bao giờ em biết
Đâu đó một tình xa
Rừng xưa một đốm lửa
Cháy suốt cùng tháng năm
Chỉ có vậy, thế thôi
Không bao giờ băng giá
Có bao giờ em yêu
Cây khẳng khiu mùa đông
Đứng buồn trong ướt lạnh
Tội cuộc tình đi qua
Chỉ có vậy, thế thôi
Năm tháng dài tóc trắng
Có bao giờ em thấy
Một khoảng trời trong xanh
Mây trắng đùa trong nắng
Cùng với em nhịp sống
Chỉ có vậy, thế thôi
Lòng bỗng dưng thanh thản
Nguyên Đại
Melbourne - Mùa Đông
18/7/12
nguyenbadai@gmail.com
Hình: Rose
Nguồn: images of rose
19 July 2012
24 June 2012
Cục Bướu
“Đây là bức hình của một vị nữ sĩ người Singapore, trên mặt nổi một cục bướu to hình người, miệng trên cục bướu hình người này không chỉ có thể ăn cơm mà còn có thể nói chuyện. Hiện tại cô đang sống ở Tây Tạng"
H. em
Hôm trước có nhận email của em, kèm theo hình một cư sĩ có cục bướu hình người trên khuôn mặt. Thật lạ. Cảm ơn email của em.
Anh nghĩ đạo Phật mang đến sự bình an cho người tu học tại đây và bây giờ. TU là hướng tới việc làm cho cái Tâm của mình, không còn U mê nữa; giống như kéo mây đen đi để cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống mọi ngõ ngách trong đời sống của mình. Lúc đó mình sẽ thấy mọi việc rõ ràng, trong sáng hơn. Giới là tránh, là không dính, là gió mạnh thổi đi mây đen. Khi mình tránh được, mình sẽ Định, là đứng lại, là sự an bình, không lau chau, lăng xăng, sợ sệt, không sợ "mất"; hay quá "hồ hởi, phấn khởi" khi vừa "có", vừa "đạt" cái gì đó. Khi "không dính"; và "đứng lại" thì mình sẽ thấy rõ ràng, đó là Tuệ. Gió thổi mây đen bay đi thì ánh sáng mặt trời sẽ soi rọi đến muôn loài. Nước không còn sóng, đứng yên thì có phải trở nên trong?
Anh không nghĩ việc tu học là một sự hy sinh ở kiếp này để được an nhàn ở kiếp sau. Không phải giống như việc "bây giờ mình ráng làm (hay ráng "tu"), để dành tiền, rồi mấy năm sau (hay "ở kiếp sau") mình sẽ được ở nhà lớn, xe đẹp, cuộc sống tốt hơn...". Mong cầu một đời sống tốt hơn (cho dù ở kiếp sau) không phải là một hình thức của sự tham luyến sao? Miệt mài để cố đạt được một thắng lợi về vật chất, một danh xưng, một sự "nâng cấp" về tình thần, không phải là một sự si mê sao? Sợ sệt, hay lo âu về một điều, mà mình nghĩ có thể xảy ra đối với mình trong kiếp sau không phải là một hình thức của sự sân hận sao? Đạo Phật không kêu gọi sự tham lam, không gieo rắc sự sợ hãi, sân hận, và không khuyến khích sự si mê. Đạo Phật kêu gọi sự từ bỏ tham, sân, si.
Em có thấy trên khuôn mặt của người cư sĩ có cục bướu phảng phất một nụ cười không, và ánh mắt phía bên trái (của cô ấy) không phải là một ánh mắt sầu thảm tuyệt vọng, nếu không nói là yêu đời; trong khi ánh mắt của cục bướu thì hình như có chút giận dữ. Vậy mình có một khuôn mặt "đẹp tuyệt vời", tại sao mình không trở nên vui vẻ, yêu đời, và bình an :-). Vài dòng chia sẻ với em. Chúc em một tối chủ nhật vui vẻ.
nguyên đại
nguyenbadai@gmail.com
melbourne
24/06/12
Anh không nghĩ việc tu học là một sự hy sinh ở kiếp này để được an nhàn ở kiếp sau. Không phải giống như việc "bây giờ mình ráng làm (hay ráng "tu"), để dành tiền, rồi mấy năm sau (hay "ở kiếp sau") mình sẽ được ở nhà lớn, xe đẹp, cuộc sống tốt hơn...". Mong cầu một đời sống tốt hơn (cho dù ở kiếp sau) không phải là một hình thức của sự tham luyến sao? Miệt mài để cố đạt được một thắng lợi về vật chất, một danh xưng, một sự "nâng cấp" về tình thần, không phải là một sự si mê sao? Sợ sệt, hay lo âu về một điều, mà mình nghĩ có thể xảy ra đối với mình trong kiếp sau không phải là một hình thức của sự sân hận sao? Đạo Phật không kêu gọi sự tham lam, không gieo rắc sự sợ hãi, sân hận, và không khuyến khích sự si mê. Đạo Phật kêu gọi sự từ bỏ tham, sân, si.
Em có thấy trên khuôn mặt của người cư sĩ có cục bướu phảng phất một nụ cười không, và ánh mắt phía bên trái (của cô ấy) không phải là một ánh mắt sầu thảm tuyệt vọng, nếu không nói là yêu đời; trong khi ánh mắt của cục bướu thì hình như có chút giận dữ. Vậy mình có một khuôn mặt "đẹp tuyệt vời", tại sao mình không trở nên vui vẻ, yêu đời, và bình an :-). Vài dòng chia sẻ với em. Chúc em một tối chủ nhật vui vẻ.
nguyên đại
nguyenbadai@gmail.com
melbourne
24/06/12
21 June 2012
Bọt biển
H. em
Những ngày này, Melbourne mưa, gió lạnh; trung tâm thành phố về đêm có lúc còn 3 độ C, và những vùng khác trong tiểu bang có chỗ đến âm 5 độ (-5 ).
Tại sao? Tại vì có những nơi khác nóng quá, tại a, b, c, d...Đó là luật tự nhiên, có nắng phải có mưa, có yên lặng phải có bão tố và ngược lại. Mưa không phải "sai", mà nắng cũng không phải "đúng", người ta không đặt vấn đề "đúng" "sai", để bắt "ông trời" phải làm "đúng" theo ý của mình; bỡi vì người ta cảm thấy bé nhỏ trước "ông Trời". Cho nên, người ta phải tìm cách tồn tại, kiếm một cái mũ, đeo bao tay, khăn che mặt, để bảo vệ mình. Đi tìm một mái hiên, kiếm một cái dù, mua một cái áo mưa tạm để qua cơn mưa.
Đó là quy luật tự nhiên; quy luật xã hội cũng vậy. Thực ra quy luật là quy luật, không có sự phân biệt tự nhiên hay xã hội. Chữ "tự nhiên" hay "xã hội" chỉ là tên gọi con người đặt ra để trang điểm cho (cái gọi là) "kiến thức" của mình. Vì vậy, nếu câu hỏi: "tại sao trời mưa", và câu trả lời "tại nó là như vậy"; thì câu hỏi "tại sao ở Việt nam hiện nay, quan hệ nơi làm việc trong các cơ quan chính phủ nó....như vậy", và câu trả lời cũng sẽ là "tại nó là như vậy".
Nếu mây kéo đến chuẩn bị mưa, và em không thể ở vị trí có thể "ra lệnh" cho máy bay lên để phun khói (hóa chất) đuổi mưa đi chỗ khác, mà thay vào đó em chuẩn bị cho mình chiếc dù, áo mưa để khỏi bị ướt. Thì trong công việc hằng ngày của em cũng vậy; nếu em không ở vị trí có thể quyết định sự thay đổi, giống như Gorbachev, Đặng Tiểu Bình,...hay thủ trưởng đơn vị, hay trưởng ngành, thì để mình khỏi bị "cháy", "bị ướt", em phải biết đi kiếm "mũ", "bao tay", "khăn che mặt", "áo mưa", hay...chạy đến trú dưới một mái hiên, để mình được tồn tại.
Sự chọn lựa là của em, làm một người chèo thuyền biết nương theo chiều sóng để tồn tại, để có một chuyến hải hành thú vị trong thăng trầm; hay là một gào thét, một vang vọng, một nổi bật trắng xóa như những bọt sóng trên biển chiều lộng gió.
Và anh nói cho em biết, nếu biển có mặt ở mọi lục địa trên trái đất; thì luật chơi, luật đời, luật sống ở mọi nơi, về mặt nguyên tắc là giống nhau. Trong ngữ nghĩa đó, Osama bin Laden, Julian Assange,... là những đám bọt biển lớn.
Ở mọi nơi, mọi lúc trên trái đất này lúc nào cũng có những con thuyền, và những đám bọt biển, nhưng chọn lựa là của chúng ta (đối với em, là của em).
Anh hai,
NĐ
Melbourne,
21/06/12
Hình: Wave
Nguồn: images of wave
Những ngày này, Melbourne mưa, gió lạnh; trung tâm thành phố về đêm có lúc còn 3 độ C, và những vùng khác trong tiểu bang có chỗ đến âm 5 độ (-5 ).
Tại sao? Tại vì có những nơi khác nóng quá, tại a, b, c, d...Đó là luật tự nhiên, có nắng phải có mưa, có yên lặng phải có bão tố và ngược lại. Mưa không phải "sai", mà nắng cũng không phải "đúng", người ta không đặt vấn đề "đúng" "sai", để bắt "ông trời" phải làm "đúng" theo ý của mình; bỡi vì người ta cảm thấy bé nhỏ trước "ông Trời". Cho nên, người ta phải tìm cách tồn tại, kiếm một cái mũ, đeo bao tay, khăn che mặt, để bảo vệ mình. Đi tìm một mái hiên, kiếm một cái dù, mua một cái áo mưa tạm để qua cơn mưa.
Đó là quy luật tự nhiên; quy luật xã hội cũng vậy. Thực ra quy luật là quy luật, không có sự phân biệt tự nhiên hay xã hội. Chữ "tự nhiên" hay "xã hội" chỉ là tên gọi con người đặt ra để trang điểm cho (cái gọi là) "kiến thức" của mình. Vì vậy, nếu câu hỏi: "tại sao trời mưa", và câu trả lời "tại nó là như vậy"; thì câu hỏi "tại sao ở Việt nam hiện nay, quan hệ nơi làm việc trong các cơ quan chính phủ nó....như vậy", và câu trả lời cũng sẽ là "tại nó là như vậy".
Nếu mây kéo đến chuẩn bị mưa, và em không thể ở vị trí có thể "ra lệnh" cho máy bay lên để phun khói (hóa chất) đuổi mưa đi chỗ khác, mà thay vào đó em chuẩn bị cho mình chiếc dù, áo mưa để khỏi bị ướt. Thì trong công việc hằng ngày của em cũng vậy; nếu em không ở vị trí có thể quyết định sự thay đổi, giống như Gorbachev, Đặng Tiểu Bình,...hay thủ trưởng đơn vị, hay trưởng ngành, thì để mình khỏi bị "cháy", "bị ướt", em phải biết đi kiếm "mũ", "bao tay", "khăn che mặt", "áo mưa", hay...chạy đến trú dưới một mái hiên, để mình được tồn tại.
Sự chọn lựa là của em, làm một người chèo thuyền biết nương theo chiều sóng để tồn tại, để có một chuyến hải hành thú vị trong thăng trầm; hay là một gào thét, một vang vọng, một nổi bật trắng xóa như những bọt sóng trên biển chiều lộng gió.
Và anh nói cho em biết, nếu biển có mặt ở mọi lục địa trên trái đất; thì luật chơi, luật đời, luật sống ở mọi nơi, về mặt nguyên tắc là giống nhau. Trong ngữ nghĩa đó, Osama bin Laden, Julian Assange,... là những đám bọt biển lớn.
Ở mọi nơi, mọi lúc trên trái đất này lúc nào cũng có những con thuyền, và những đám bọt biển, nhưng chọn lựa là của chúng ta (đối với em, là của em).
Anh hai,
NĐ
Melbourne,
21/06/12
Hình: Wave
Nguồn: images of wave
Subscribe to:
Posts (Atom)